Theo luật sư, tùy thuộc kết quả xác minh của cơ quan công an, những người liên quan vụ việc có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội, đang điều tra nguyên nhân P.T.D.H. (22 tuổi, quê Long An) tử vong nghi do liên quan việc nâng mũi tại một cơ sở làm đẹp không được cấp giấy phép hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ ở ngõ 174 phố Tân Mai, phường Tương Mai.
Theo cơ quan chức năng, có cơ sở này do H.M.P. (28 tuổi, ở Hà Nội) làm chủ. Chiều 14/1, P.T.D.H. đến thực hiện nâng mũi.
Quá trình phẫu thuật, H. có biểu hiện bất thường về sức khỏe và hôn mê nên được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Sau 2 tháng nằm viện, cô gái này qua đời. Vậy những người liên quan vụ việc này sẽ chịu trách nhiệm ra sao trước pháp luật?
Luật sư Lưu Kiều Trang (Giám đốc Công ty Luật Khải Hoàn Tâm) nhận định dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện tại những cơ sở được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động. Các cơ sở này phải đáp ứng điều kiện nghiêm ngặt về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân sự cùng các lĩnh vực khác theo quy định.
Ngoài ra, các dịch vụ sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người chỉ được thực hiện tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp này, cơ quan điều tra sẽ xác minh các vấn đề như cơ sở kinh doanh thẩm mỹ có được cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ không? Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa có phải là bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó hay không?
Luật sư Lưu Thị Kiều Trang khuyến cáo người dân cần trang bị kiến về an toàn thông tin cá nhân và chủ động cảnh giác khi cung cấp thông tin cá nhân cho bất cứ ai. Theo đó, chỉ cung cấp thông tin cho những cơ quan, tổ chức tin cậy, các ứng dụng sau khi đã kiểm tra chi tiết thông tin của cơ quan, tổ chức, ứng dụng đó; Không cung cấp thông tin cho các đối tượng lạ mặt khi không cảm thấy cần thiết và an toàn; Không cài đặt các phần mềm lạ, không có bản quyền; không nhấn vào các đường link lạ do người khác cung cấp….
Trường hợp không đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ sở này có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Đối với ekip thực hiện phẫu thuật, luật sư Trang cho rằng cần làm rõ nhiều yếu tố như những người này là ai? Vai trò của họ trong ekip là gì? Họ có phải bác sĩ hay có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ để được phép thực hiện phẫu thuật không? Việc tiến hành phẫu thuật đã diễn ra đúng quy trình chưa?
Tùy thuộc kết quả xác minh, nếu bị xác định có tội, những người có liên quan tới cái chết của H. có thể bị xử lý về các tội Vô ý làm chết người (Điều 128), Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp (Điều 129) hoặc Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh hoặc các dịch vụ y tế khác (Điều 315) theo Bộ luật Hình sự 2015.
"Qua sự việc này, người dân có nhu cầu làm đẹp cần lựa chọn những cơ sở thẩm mỹ được cấp phép hoạt động như bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra", luật sư Trang chia sẻ.